“Giáo dục sớm” cho trẻ có thực sự cần thiết ?

Tâm trí của trẻ tựa như một trang giấy trắng, gần như chưa có bất kì một tiềm thức, tư duy hay suy nghĩ nào ẩn chứa bên trong từ khi được sinh ra. Việc trẻ được dạy dỗ, được định hướng tốt hay không, sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới sau này……

 

I. “Giáo dục sớm” là gì?

Tâm trí của trẻ tựa như một trang giấy trắng, gần như chưa có bất kì một tiềm thức, tư duy hay suy nghĩ nào ẩn chứa bên trong từ khi được sinh ra. Việc trẻ được dạy dỗ, được định hướng tốt hay không, sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới sau này. Chúng ta ai cũng đều biết rằng cách trẻ nhận thức cũng như thu nhận kiến thức đều bắt nguồn bằng cách học hỏi từ các đối tượng khác nhau ở môi trường xung quanh, nhưng việc học ấy nên đi theo hướng như thế nào sẽ thực sự hiệu quả? “Giáo dục sớm” chính là đáp án. Đây là hình thức học tập trung khai thác tối đa tiềm năng của trẻ, giúp trẻ phát huy những tố chất tích cực. Điều này sẽ tạo tiền đề định hướng cho việc xây dựng một nội tâm phong phú, hình thành những kỹ năng có ích cho trẻ sau này.

II. Tại sao “Giáo dục sớm” quan trọng với trẻ?

Trong quá trình nghiên cứu giáo dục sớm có ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của não bộ, giáo sư người Thụy Điển là Hiding và Langhe rút ra kết luận rằng: “Việc học tập ngay khi còn nhỏ không chỉ có tác dụng kích thích mà còn có khả năng làm thay đổi thành phần kết cấu của não bộ, làm cho các tế bào não phát triển phức tạp hơn lên, đồng thời tăng cường số lượng phân tử RNA trong tế bào não, từ đó có thể tạo ra những tế bào não có chất lượng cao, bồi dưỡng nên những con người thông minh vượt trội”. Về mặt khoa học, giáo dục sớm là phương pháp kích thích chức năng của não bộ trong thời kỳ sinh trưởng của não. Nếu cha mẹ chỉ chú trọng đến việc cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là chưa đủ vì nuôi dưỡng não bộ không chỉ bằng dinh dưỡng mà bằng cả những kích thích từ môi trường bên ngoài.

Cô cùng các bé trong giờ học Montessori

Hình thức giáo dục này mang lại những lợi ích to lớn vì nó giúp trẻ tìm tòi và khám phá thế giới thông qua các hoạt động tương tác. Những kinh nghiệm học tập của một đứa trẻ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội – tình cảm và thể chất của trẻ. Các giáo viên truyền đạt sự giáo dục toàn diện cho trẻ em từ khi còn nhỏ để chúng lớn lên trở thành những con người có trách nhiệm, có kỷ luật, cung cấp cho trẻ một môi trường học tập lành mạnh, từ đó trẻ học được các kỹ năng cơ bản của cuộc sống cần thiết để tự tin hoàn thành công việc của mình.

Vậy, các phương pháp “Giáo dục sớm” hiệu quả đó là gì ?

III. Các phương pháp giáo dục sớm phổ biến 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm trong môi trường mầm non như: Montessori, Reggio Emilia, Glenn Doman, Shichida, Steiner. Bài viết này sẽ mang tới cho ba mẹ những hình dung cơ bản về các phương pháp phổ biến nhất đang được giảng dạy tại các trường mầm non ở Việt Nam.

Phương pháp giáo dục Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục cho trẻ dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Đây là phương pháp được xây dựng theo phương châm “coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn”.

Montessori dựa trên nguyên lý cho trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Phương pháp dạy trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Đây là một xu hướng giáo dục hiện đại, được đánh giá cao vì tính hiệu quả mà nó mang lại giúp học sinh hiểu biết cụ thể hơn về số, về lượng qua những hình ảnh giáo viên trực tiếp minh họa. Nó mang đến sự trải nghiệm trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhìn cho trẻ; từ đó, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội kiến thức, cũng như được khai phá hiểu biết, cái nhìn, cách suy nghĩ từ sâu bên trong.

Tiết học Circle time

Từ đó, học sinh được học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với những mô hình mang tính chất khám phá và xây dựng. Đặc điểm nổi trội của phương pháp này là tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập, tự do mang tính kỷ luật của mỗi trẻ, lấy tính tự học của trẻ là nền tảng cơ sở. Qua đó, trẻ được phát triển đồng đều về mặt não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như hình thành kỹ năng xã hội từ rất sớm, có kỹ năng học tập độc lập, giao tiếp hiệu quả, tinh thần học tập và đoàn kết cao.

Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là không chú trọng tới kỹ năng hợp tác và khả năng kết nối với mọi người trong lớp, vì nó đề cao hoạt động mang tính cá nhân của trẻ. Bên cạnh đó, Montessori hướng tới những hoạt động ứng dụng thực tế nên cũng ít khả năng khơi gợi tính liên tưởng, tưởng tượng 

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục sớm này sẽ giúp trẻ tự tìm ra lời giải thích cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Các hoạt động Reggio mang tính tương tác theo nhóm, đặc biệt là với bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Phương pháp này cho trẻ cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật, nơi mà trẻ có thể thể hiện bản thân bằng hàng trăm thứ ngôn ngữ mới lạ. Quá trình học tập và khám phá được thể hiện qua những hoạt động như hội họa, hát và nhảy múa, diễn kịch. 

Đây là cách giáo dục nhân văn, gần gũi, qua đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng và sự tìm hiểu khám phá.

Nhược điểm của phương pháp này là trẻ không được chú trọng phát huy những kỹ năng làm việc độc lập. Hơn nữa, quá trình tiếp cận của phương pháp này đòi hỏi một lượng lớn thời gian chứ không nhanh chóng, trẻ sẽ mất khá nhiều thời gian để làm quen và thuần thục.

 

Phương pháp giáo dục STEAM

STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART. Trong đó, STEAM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. Ban đầu, STEAM là ý tưởng sáng tạo của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau này mới được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và lan rộng ra cả Hoa Kỳ.

Phương pháp này tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học được coi là cốt lõi để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một phương pháp chuyển đổi từ cách giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương thức giáo dục hiện đại và lý tưởng, tích hợp kỹ thuật công nghệ cao. Trong đó, quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.

Song, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế. Ở phương pháp này, không có một hướng dẫn cụ thể nào về việc học sinh nên học tập những gì, hay giáo viên cần có trình độ như thế nào cho từng lĩnh vực. Vậy nên, để có một lộ trình rõ ràng cũng như đánh giá được sự hiệu quả thì phương pháp này có lẽ chưa đáp ứng được

 

III. An Preschool – người bạn đồng hành và áp dụng giáo dục sớm chọn lọc và khác biệt

Hiện nay, chương trình học tại An áp dụng những “phương pháp giáo dục sớm” kể trên một cách chọn lọc và khác biệt. Ngoài việc áp dụng các ưu điểm của phương pháp giáo dục sớm vào quá trình dạy học, với tôn chỉ “Lấy trẻ làm trung tâm”, An Preschool luôn tôn trọng ý kiến của trẻ trong mọi hoạt động ngoại khóa, trò chơi khi ở trên trường. Trẻ được tự do hoạt động, không bị ngắt quãng, làm phiền trong quá trình “Làm việc”. 


Khu vực học tập khơi gợi cảm hứng

Tuy vậy, An hiểu rằng không một phương pháp giáo dục nào là đúng với tất cả trẻ em, vậy nên An đã chọn Dạy học Dự Án là phương pháp cốt lõi để xây dựng môi trường, nội dung giáo dục xoay quanh 3 giá trị “Hạnh phúc – Hiểu biết – Hội nhập”. Phương pháp Dạy Học Dự Án được coi là tiền đề của phương pháp Reggio Emilia và STEAM, và cân bằng chủ đề học giữa tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất ở mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo khả năng riêng và thời gian riêng của mình.

Chính vì hiểu được điều này, ở mỗi độ tuổi của các bé, phương Dạy học Dự Án ở An được thiết kế riêng để có thể khai thác tối đa năng lực mà lại phù hợp với khả năng của từng bé. Ngoài ra, phương pháp này cũng luôn tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn. Bằng việc thực hiện các dự án nghiên cứu xuyên suốt năm học, với những chủ đề gần gũi xoay quanh cuộc sống của trẻ, sẽ khơi gợi được cảm hứng học tập, hứng thú mỗi giờ lên lớp và kiến thức sẽ đến với trẻ một cách vô cùng tự nhiên. Mỗi dự án qua đi trẻ sẽ tích lũy những kỹ năng mềm giúp cho trẻ thêm tự tin, chủ động và trách nhiệm trong công việc học tập của mình.

Thầy và các bé cùng tranh luận

Qua những phương pháp giáo dục sớm, trẻ được phát triển đồng đều về mặt não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng xã hội từ rất sớm, có kỹ năng học tập độc lập, giao tiếp hiệu quả, tinh thần hợp tác và đoàn kết cao.